Những nét độc đáo trong văn hóa cà phê xứ lạnh Đà Lạt
Cà Phê Đà Lạt là một trong những loại cà phê nổi tiếng và được ưa chuộng ở Việt Nam. Đà Lạt, với độ cao, cao nguyên và khí hậu mát mẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng cà phê chất lượng. Cà phê đã len lỏi vào từng ngõ ngách đời sống của người dân Việt Nam từ bao đời nay và trở thành một nét đẹp của văn hóa. Đôi khi chúng ta yêu một vùng đất chỉ vì ở nơi đó có cảnh thiên nhiên đẹp, hay có người để ta thương nhớ, và cũng giống như những con người yêu Đà Lạt vì ở đó có cà phê, tới một Đà Lạt chỉ để uống cà phê và tìm hiểu những nét đặc sắc của cà phê ở nơi đây.
Một số thông tin về cà phê Đà Lạt:
Đặc điểm của Cà Phê Đà Lạt:
Hương vị: Cà phê Đà Lạt thường có hương vị đặc trưng, tinh tế và thơm ngon. Điều này có thể được giải thích bởi đất đỏ bazan và điều kiện khí hậu đặc biệt của vùng.
Nguyên liệu: Cà phê Đà Lạt thường được chế biến từ các giống cà phê chất lượng như Arabica, có thể là Arabica Bourbon hoặc Arabica Catimor.
Quá trình chế biến:
Chế biến ướt: Phần lớn cà phê ở Đà Lạt được chế biến theo phương pháp ướt, trong đó hạt cà phê được lựa chọn, sơ chế, lên men và sau đó được làm khô.
Chế biến khô: Một số nơi có thể sử dụng phương pháp chế biến khô để tạo ra những loại cà phê có hương vị độc đáo.
Thương hiệu và vườn cà phê nổi tiếng:
Nhiều vườn cà phê ở Đà Lạt mở cửa cho du khách, cung cấp trải nghiệm thú vị để khám phá quy trình sản xuất cà phê, từ việc trồng cà phê đến quá trình rang xay.
Các thương hiệu cà phê nổi tiếng từ Đà Lạt bao gồm Trung Nguyên Legend và các nhãn hiệu địa phương khác. Đà Lạt cũng trở thành điểm đến du lịch cà phê hấp dẫn. Du khách có thể thăm các vườn cà phê, thưởng thức cà phê ngon và ngắm nhìn cảnh đẹp của những khu vực trồng cà phê. Một số các địa điểm uống cà phê ngon và chill tại Đà Lạt như:
1. Cà Phê vợt bà Năm
Địa chỉ: Quán nằm trên đường Phan Bội Châu.
Nét văn hóa đặc sắc đầu tiên trong “Văn hóa cà phê Đà Lạt” không thể không kể tới là cà phê vợt truyền thống và quán cà phê bà Năm. Quán chỉ vỏn vẹn khoảng 20 m2 với những bộ bàn ghế đã ố màu thời gian, nhìn quán trông rất xuề xòa ấy mà lại rất đông khách.
Bà Năm là chủ quán và quán tồn tại ở đây đã hơn nửa thế kỷ rồi, thay vì pha bằng phin, cà phê của bà Năm sẽ được lọc qua một chiếc vợt. Chiếc ấm tích bằng nhôm cũ kỹ hứng những giọt cà phê được đặt bên trên một chiếc ấm đun nước khác.
Khách hàng chủ yếu là người trung niên, lác đác một, hai bàn là một nhóm các bạn trẻ. Ngồi cà phê Bà Năm hiếm khi thấy ai hỏi mật khẩu wifi, người ta chỉ ngồi xúm lại với nhau bên ly cà phê với những câu chuyện thường ngày. Gọi một ly đen đá, sữa đá và hai chiếc bánh quy đường rồi ngồi nhâm nhi và thưởng thức bánh với nhau, trò chuyện, cùng ngắm thành phố và tận hưởng cái không khí dễ chịu của Đà Lạt.
2. Xưởng Cà Phê Là Việt
Địa chỉ: 200 Nguyễn Chí Trứ.
Đặt chân tới Đà Lạt, nếu muốn am tường cà phê của thành phố hoa thì bạn không thể không ghé xưởng cà phê Là Việt. Là Việt Coffee có thể xem là một ví dụ hiếm hoi với mô hình quán cà phê theo kiểu “công xưởng”.
Là Việt được chia rõ ràng thành hai khu, một khu vực ở trên cao để cho khách hàng ngồi để thưởng thức cà phê, một khu vực xưởng để sản xuất và rang xay cà phê ở dưới.
Pha chế theo đúng tỷ lệ giữ nước và cafe được đề ra. Cụ thể, cà phê Arabica thường được pha chế theo tỷ lệ 1:15 đến 1:18, tức là 20g cà phê pha với 300-360ml nước để đạt tiêu chuẩn một ly cafe Là Việt thơm ngon đậm đà.
Nếu bạn không thể đến từng vùng miền trên dải đất hình chữ S để uống và cảm nhận những nét đẹp trong văn hoá cà phê ấy thì hãy đến Đà Lạt. Nơi đây là sự cộng hưởng của các cách pha chế, những tinh hoa trong cách thưởng thức cà phê của thế giới.